Mụn là vấn đề ai cũng có thể gặp phải, khó chịu hơn nữa là sau khi nặn xong, nhiều vết mụn có thể chuyển thâm khiến da không đều màu, làm bạn chẳng dám để mặt mộc ra đường. Bạn muốn nói lời tạm biệt với những nốt mụn đáng ghét lẫn vết thâm xấu xí này chứ? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của SkinBlog nhé!

1. Nhận biết các loại mụn 

Có nhiều loại mụn khác nhau có thể cùng lúc “biểu tình” trên gương mặt bạn, bạn cần phân biệt được loại mụn nào nên nặn và loại mụn nào không để tránh tình trạng mụn mọc nhiều hơn, hoặc tệ hơn là để lại những vết sẹo rỗ sau khi nặn xong.

1.1. Loại mụn nào nên nặn? 

Để biết đâu là loại mụn nên nặn, bạn cần quan sát thật kỹ và gần nốt mụn của mình trước gương. Nếu thấy nốt mụn có những dấu hiệu dưới đây, bạn có thể nặn mụn: 

  • Nốt mụn có kích thước nhỏ 
  • Nốt mụn không sưng, không có dấu hiệu viêm nhiễm
  • Nốt mụn đã già với cồi mụn khô, nhân mụn nổi rõ

Mụn đầu đen đã già là một trong những loại mụn có thể nặn tại nhà

Điều kiện quan trọng nhất là bạn phải để mụn đủ “chín” mới nặn, dù nhìn thấy nhân mụn rõ nhưng mụn có dấu hiệu sưng đỏ bạn cũng không nên tự ý nặn, đặc biệt là nặn bằng tay vì sẽ rất dễ xảy ra nguy cơ nhiễm trùng.

1.2. Loại mụn nào không nên nặn?

Mụn viêm, mụn bọc

Mụn viêm và mụn bọc (hay mụn trứng cá) là loại mụn khiến bạn “ngứa ngáy chân tay” nhất, chỉ muốn loại bỏ ngay khi nhìn thấy do kích thước của chúng thường lớn. Tuy nhiên đây cũng là loại mụn bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn, dù bằng tay hay bằng dụng cụ tại nhà vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Việc nhận biết rõ mụn nào không được nặn sẽ giúp bạn ngăn chặn mụn lan rộng

Các dấu hiệu của mụn viêm, mụn bọc bao gồm: 

  • Mụn trứng cá mọc thành từng đám (nhiều ổ viêm)
  • Mụn xuất hiện cùi trắng, sưng nhức, tấy đỏ
  • Mụn mủ có kích thước lớn, có thể chảy dịch hôi 

Trong mụn viêm, mụn bọc thường chứa mủ, dịch và các loại vi khuẩn tích tụ thành bọc lớn. Việc chọc vỡ bọc này sẽ khiến vùng da dễ bị viêm nhiễm, bạn cũng khó đảm bảo lấy được sạch nhân mụn, dẫn đến tình trạng mụn tái đi tái lại và lan rộng, bào mòn da và để lại thâm.

Mụn đang sưng đỏ

Nếu nhìn thấy vùng da quanh mụn đỏ ửng lên và mức độ sưng thấy được rõ ràng bằng mắt thường (có thể có quầng lớn hoặc không), bạn không nên nặn mụn. Vùng da quanh mụn sưng đỏ rất nhạy cảm, chỉ cần một chút trầy xước cũng có thể gây nhiễm trùng và khó lấy được hoàn toàn nhân mụn. Mụn dễ tái phát và tái phát diện rộng trong trường hợp cố nặn bỏ. 

Tham khảo thêm: 10 cách xử lý mụn sưng đỏ tức thì

Mụn ẩn 

Mụn ẩn hay mụn không nhìn thấy đầu cũng là loại mụn bạn không nên nặn. Đặc điểm của chúng là chỉ có thể cảm nhận được vết gợn dưới da hoặc các vùng da phồng lên mà không thấy được nhân trên bề mặt.

Mụn ẩn thường được bắt gặp ở vùng cằm (dưới môi) và vùng trán

Với loại mụn này, bạn cần có công cụ trích mụn chuyên dụng. Nếu gặp trường hợp mụn ẩn nhiều, cách an toàn nhất là bạn tham vấn ý kiến của bác sĩ da liễu để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

2. Nặn mụn sao cho đúng? 

Sau khi xác định được rõ loại mụn nào có thể nặn bỏ và loại mụn nào không, bạn cần nắm được cách nặn mụn chính xác để không lưu lại vết thâm xấu xí trên da, cũng như ngăn chặn mụn lan rộng trên bề mặt da.

2.1. Chuẩn bị và khử trùng dụng cụ nặn mụn

Để nặn mụn tại nhà, dụng cụ nặn mụn thường thấy là cây nặn mụn, phổ biến nhất là cây nặn mụn chuyên dùng cho các loại mụn đầu đen. Bạn nên lựa chọn những cây nặn mụn (và khay đựng cây nặn mụn) bằng thép y tế vì đây là kim loại đạt chuẩn an toàn nhất trong xử lý các vấn đề da liễu.

Bạn có thể khử trùng dụng cụ nặn mụn bằng cồn là an toàn nhất.

Cần lưu ý khử trùng thật kỹ các vùng tiếp xúc trực tiếp với gương mặt là vùng vòng tròn (dùng để đẩy nhân mụn lên bề mặt) và vùng đầu nhọn (lấy nhân mụn khỏi bề mặt da).

Bộ dụng cụ nặn mụn thông thường

Thông thường một bộ dụng cụ nặn mụn sẽ có khoảng 4 cây nặn mụn với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với việc lấy các loại mụn có kích thước và tính chất khác nhau như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám,…

2.2. Làm sạch tay và vùng da bị mụn 

Trước khi nặn mụn, bạn cần làm sạch sâu gương mặt với quy trình tẩy trang và sữa rửa mặt (có thể có thêm bước tẩy da chết). Bạn cũng được khuyến khích bổ sung bước xông hơi để làm giãn nở lỗ chân lông, giúp nhân mụn mềm và dễ lấy ra hơn. 

Bạn nên cho thảo dược vào nước xông và tránh để nước quá nóng, dễ làm bỏng da

Nếu không có điều kiện xông hơi, bạn có thể dùng khăn mặt mềm nhúng vào nước ấm và đắp lên mặt khoảng 3 phút trước khi nặn mụn, cũng giúp lỗ chân lông giãn nở phần nào.

Đối với vệ sinh bàn tay, bạn nên dùng xà phòng diệt khuẩn và vệ sinh thật kỹ càng vùng đầu ngón cùng các kẽ móng tay. Lý tưởng nhất là bạn sử dụng găng tay y tế (găng tay cao su dùng một lần) khi nặn mụn, chúng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ vi khuẩn bất lợi xâm nhập vào da và làm nhiễm trùng nốt mụn của bạn.

2.3. Sát trùng nốt mụn 

Đây là bước không bắt buộc, nhưng sát trùng nốt mụn sẽ giúp mụn khô nhanh và nổi rõ hơn, dễ dàng lấy ra khỏi bề mặt da hơn cho bạn, đồng thời cũng giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại có thể lọt vào lỗ chân lông khi bạn dùng cây gắp mụn. 

Để sát trùng nốt mụn, bạn đổ cồn y tế vào bông y tế đã được tiệt trùng và chấm quanh vùng da nổi mụn chuẩn bị nặn. 

2.4. Dùng lực thật nhẹ nhàng 

Bạn ấn đầu vòng tròn của cây nặn mụn xuống nốt mụn một cách nhẹ nhàng từng chút một để nhân mụn trồi lên một cách từ từ. Tuyệt đối không được đè ép quá mạnh lên nốt mụn vì dễ gây tổn thương đến da, khiến da bị ửng đỏ và hình thành sẹo thâm.

Bạn nên nhấn đầu vòng tròn của cây nặn mụn từ bên trái nốt mụn trước, sau đó nhấn tiếp bên còn lại sẽ giúp nhân mụn dễ được đẩy lên bề mặt và lấy được sạch nhân mụn hơn.

Lý tưởng nhất là bạn dùng nhíp (cũng làm từ thép y tế hoặc kim loại không gỉ, đã được khử trùng) gắp nhân mụn ra khỏi bề mặt khi nhân đã trồi lên hết. Lúc này bạn cần chú ý quan sát thật kỹ sau cho lấy được toàn bộ nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông để tránh mụn tái phát trở lại.

2.5. Dùng băng gạc để thấm hút dịch thừa 

Bạn cũng cần chuẩn bị sẵn băng gạc đã khử trùng để làm sạch những dịch mủ có thể chảy ra trong quá trình nặn mụn. Cần chú ý thấm hút sạch hết dịch từ nốt mụn và những vùng xung quanh nếu dịch có lan ra.

Tốt nhất là hãy sử dụng bông băng dạng viên, mỗi viên chỉ thấm hút một nốt mụn duy nhất để tránh vi khuẩn xâm lấn.

Chảy máu cũng là tình huống thường thấy khi nặn mụn. Bạn cũng có thể sử dụng bông y tế để giải quyết tình huống này. Hãy kiên nhẫn giữ thật chặt viên bông đến khi nào máu ngừng chảy (thường trong khoảng vài giây tới 1 phút), tránh để máu loang ra các vùng da khác gây nhiễm trùng. Bạn cũng nên tới bác sĩ da liễu để giải quyết nốt mụn này nhé.

3. Chăm sóc da sau khi nặn mụn 

Đã lấy được hết nhân mụn, làn da của bạn đã “dễ thở” hơn phần nào. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm bạn cần chú ý nhất, bởi chăm sóc da không đúng cách sau khi nặn mụn chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vết thâm.

3.1. Rửa sạch mặt 

Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi hoàn tất quy trình nặn mụn là rửa sạch gương mặt với nước mát để đảm bảo loại bỏ sạch sẽ hoàn toàn những dịch mủ thừa, máu và vi khuẩn trong các lỗ chân lông vừa được “giải thoát” khỏi mụn. Nếu bạn không sử dụng găng tay y tế, cần lưu ý rửa tay lại với xà phòng thật kỹ trước khi dùng tay rửa mặt. 

TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng tẩy trang, dù là dạng dầu hay dạng nước ngay sau khi nặn mụn.

Tùy vào cơ địa của mỗi người, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để rửa lại mặt sau khi nặn mụn hoặc không. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là chỉ rửa lại mặt với nước mát vì da mặt sau khi mới nặn còn rất nhạy cảm và dễ kích ứng. Ngoài công dụng làm dịu da, rửa mặt bằng nước mát sẽ giúp bạn se nhỏ lỗ chân lông.

Nếu dùng sữa rửa mặt, bạn cần chọn loại có độ pH dịu nhẹ và ưu tiên loại chứa thành phần tự nhiên.

3.2. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là bước giúp da
phục hồi hiệu quả sau khi nặn mụn

         

Chườm đá lạnh trong khoảng 10 phút sẽ giúp làm dịu những vùng da sưng tấy nhẹ và ửng đỏ sau khi nặn mụn. Đây cũng là bước để làn da bạn được “nghỉ ngơi” và hạn chế phá vỡ cấu trúc da. Khi chườm đá lạnh, bạn nên kết hợp sử dụng viên đá massage nhẹ theo hướng vòng tròn trên vùng da vừa nặn mụn, sẽ giúp hạn chế hình thành vết thâm đáng kể.

3.3. Sử dụng kem trị thâm mụn 

Để ngăn thâm mụn, tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng mỹ phẩm đặc trị sau khi da đã giảm hiện tượng sưng đỏ nhờ đá lạnh.

Nên ưu tiên những thành phần chiết xuất từ thiên nhiên trong kem trị thâm mụn

Lý do là sau khi nặn mụn xong, làn da của bạn trở nên rất nhạy cảm, những thành phần chiết xuất tự nhiên với độ lành tính cao sẽ an toàn hơn cho làn da. Bạn nên ưu tiên các loại kem có chiết xuất nghệ tươi, gừng, lô hội hoặc mật ong. Đây là những thành phần công hiệu hàng đầu trong giảm thâm, làm đều màu da và giúp củng cố độ đàn hồi cho da.

3.4. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Để ngăn thâm mụn, tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng mỹ phẩm đặc trị sau khi da đã giảm hiện tượng sưng đỏ nhờ đá lạnh.

Nên ưu tiên những thành phần chiết xuất từ thiên nhiên trong kem trị thâm mụn

Lý do là sau khi nặn mụn xong, làn da của bạn trở nên rất nhạy cảm, những thành phần chiết xuất tự nhiên với độ lành tính cao sẽ an toàn hơn cho làn da. Bạn nên ưu tiên các loại kem có chiết xuất nghệ tươi, gừng, lô hội hoặc mật ong. Đây là những thành phần công hiệu hàng đầu trong giảm thâm, làm đều màu da và giúp củng cố độ đàn hồi cho da. 

3.5. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Hãy ưu tiên Retinol, Salicylic Acid hoặc Benzoyl Peroxide trong kem dưỡng ẩm cho da mụn

Đối với kem dưỡng ẩm, bạn có thể sử dụng kem có chứa hợp chất hóa học phù hợp với loại da của mình. Ngoài những thành phần kể trên, bạn nên chọn kem dưỡng ẩm giàu Hyaluronic Acid và những thành phần có công dụng làm đầy, làm dịu da khác. Vitamin C vitamin E cũng nên có trong thành phần kem dưỡng ẩm để ngăn chặn vết thâm. 

3.6. Sử dụng kem chống nắng

Sau khi nặn mụn, bạn đừng quên kem chống nắng, nhất là khi bạn sử dụng những loại kem trị thâm mụn hay kem dưỡng ẩm có chứa thành phần vitamin C hoặc vitamin A vì chúng rất dễ bắt nắng và có thể khiến da bạn thâm sạm.

Kem chống nắng giúp bảo vệ vùng da mới nặn mụn, hạn chế hình thành vết thâm

Bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao, kết cấu mỏng nhẹ để thấm nhanh và tốt nhất là đi kèm thêm công năng dưỡng ẩm cho da sau khi mới nặn mụn. Kem chống nắng cần được thoa lại mỗi 2 tiếng một lần, nhất là khi bạn thường xuyên phải làm việc ngoài trời.

4. Những câu hỏi thường gặp về nặn mụn 

4.1. Có nên nặn mụn thường xuyên không?

Không.

Bạn không nên nặn mụn quá thường xuyên, đặc biệt là hạn chế vừa nhìn thấy mụn là nặn ngay lập tức. Như đã đề cập, bạn nên để mụn “chín” hẳn rồi mới nặn, vừa hạn chế tình trạng viêm nhiễm vừa giúp giảm nguy cơ làm to lỗ chân lông dẫn đến mụn mọc nhiều hơn.

Nặn mụn quá thường xuyên sẽ khiến da yếu đi nhanh chóng

Mặt khác, bạn cũng không nên lạm dụng mặt nạ lột mụn, đặc biệt là mụn đầu đen ở vùng mũi vì mặt nạ lột mụn có thể bào mòn da, gây tổn thương và làm da yếu đi.

4.2. Nếu mụn đã già nhưng kích thước lớn, có nên tự nặn không?

Không. 

Cũng có trường hợp nốt mụn của bạn đã già, nhân nổi rõ nhưng kích thước quá lớn và có thể mang cảm giác sưng nhức dù chưa chạm vào. Đối với trường hợp này, bạn nên tới bác sĩ da liễu để có cách điều trị phù hợp nhất.

TUYỆT ĐỐI KHÔNG nặn mụn đinh râu

Mụn đinh râu là một loại mụn độc có thể biến chứng lan vào các xoang mặt, làm viêm tắc các tĩnh mạch trong não và nhiễm trùng máu. Loại mụn này thường thấy ở quanh khóe miệng, gây sưng đau, mưng mủ và có đầu giống như đầu đinh. Với trường hợp nặng, mụn đinh râu có thể gây sốt cao, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

4.3. Nếu trong quá trình nặn, mụn bị vỡ thì sao?

Trường hợp này cũng khá phổ biến và bạn không cần quá lo lắng. Khi mụn bị vỡ, bạn lấy hết phần nhân mụn còn lại, nặn cho hết máu và dịch trong nốt mụn. Nếu máu chảy nhiều, bạn nên dùng bông băng tiệt trùng giữ chặt và thấm hút hết, hoặc lấy băng keo cá nhân hay băng gạc dán lên vết thương, giữ cho tới khi nào máu không chảy nữa thì lột bỏ.

Bạn cần bình tĩnh xử lý khi mụn bị vỡ, tuyệt đối không chạm tay vào nốt mụn

Nếu sau khi nặn mụn da bạn có biểu hiện viêm đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau và kháng viêm. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 ngày, bạn nên tới cơ sở y tế để xin chỉ định của bác sĩ.

4.4. Làm thế nào để xử lý những nốt mụn không được nặn? 

Đối với các nốt mụn không được nặn (loại trừ trường hợp mụn trứng cá ác tính xuất hiện đột ngột gây nóng và sưng nhức), bạn có thể dùng kem trị mụn kích thích cho cồi mụn nhanh khô và nhân mụn nhanh trồi lên. Hoặc bạn cũng có thể làm mụn xẹp xuống từ từ (với những loại mụn không nhìn thấy nhân).

Các thành phần tự nhiên giúp làm xẹp nốt mụn mà không gây kích ứng da

Để làm xẹp mụn, đặc biệt là mụn bọc, bạn có thể dùng mật ong, chanh hoặc tỏi. Bạn lấy tăm bông chấm vào các thành phần này sau đó thoa một lớp mỏng lên nốt mụn, để khô tự nhiên khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước.

4.5. Làm thế nào để ngăn mụn trở lại? 

Có nhiều biện pháp để ngăn ngừa mụn trở lại, nhưng quan trọng nhất là bạn giữ cho làn da sạch và không chạm tay lên gương mặt. Đối với những vùng thâm mụn cũ, bạn có thể sử dụng dầu dừa, lô hội hoặc rau diếp cá nghiền nhuyễn đắp lên như một dạng mặt nạ, các dưỡng chất trong các thành phần này sẽ giúp làm đều màu da và mờ đốm thâm.

Đắp mặt nạ là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự “hoành hành” của mụn

Thông điệp cho bạn

Mụn và thâm mụn đều là những cơn “ác mộng” đối với làn da, nhưng chỉ cần một chút chú ý để nặn mụn đúng cách, bạn đã loại bỏ được hoàn toàn cả hai nỗi lo này. Hãy chăm sóc da thật chu đáo và đừng để những nốt mụn thâm khiến bạn mất tự tin nhé!

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn nặn mụn không để lại vết thâm. Chúc các cô nàng của SkinBlog luôn xinh đẹp với làn da sáng mịn bóng khỏe!

Leave a Reply