Nhiều người có thói quen uống viên Kẽm (ZinC) hoặc sử dụng các sản phẩm làm đẹp có chứa kẽm ZinC hàng ngày với hy vọng làm đẹp da. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các tác dụng của kẽm với da là gì. Hãy cùng SkinBlog tìm hiểu rõ hơn tác dụng tuyệt vời của kẽm đến sức khoẻ làn da!

1. Kẽm Zinc là gì? 

 

Zinc (kẽm) là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không tự nhiên sản xuất hoặc lưu trữ. Vì lý do đó, kẽm cần được bổ sung cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc chế phẩm bổ sung. Với đặc tính kháng viêm, kẽm làm giảm kích ứng do mụn trứng cá, điều trị sẹo mụn hay các tình trạng viêm da khác, bao gồm: nám, bệnh rosacea, viêm da tiết bã, eczema.

viên kẽmKẽm là thành phần cần thiết cho cơ thể

Kẽm là thành phần cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm: biểu hiện gen, phản ứng enzyme, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp DNA, làm lành vết thương, tăng trưởng và phát triển. 

Việc thiếu vi lượng kẽm có thể dẫn đến nhiều loại triệu chứng bệnh, biểu hiện bất thường như rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt, rối loạn tập tính,… Trong khi đó, nếu thừa kẽm, cơ thể sẽ gặp những biểu hiện như buồn nôn, biếng ăn, đau bụng tiêu chảy, đắng miệng thường xuyên, xuất hiện những bệnh lý về da,…

2. Tác dụng của Kẽm Zinc với làn da

 

Điều trị nhiễm trùng da

Kẽm dùng đơn độc hoặc như một chất bổ trợ hữu ích trong nhiều bệnh nhiễm trùng da do điều chỉnh chức năng đại thực bào và bạch cầu trung tính, hoạt động thực bào và các cytokine viêm khác nhau.

Ngoài ra kẽm còn được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý về da khác nhau như nhiễm trùng (mụn cóc), mụn vulgaris, rosacea, rối loạn sắc tố (nám), neoplasias (ung thư biểu mô tế bào đáy). 

Chống nắng, bảo vệ da

Kẽm dùng tại chỗ như kẽm oxit, calamin, kẽm pyrithione được sử dụng với vai trò bảo vệ da tránh bức xạ mặt trời. Đặc biệt, kẽm oxit (Zinc Oxide) được ví như một chiếc gương phản chiếu ánh nắng trên bề mặt da. Đó là một lớp màng bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của tia cực tím gây hại cho da. Kẽm oxit bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. 

Kẽm oxit ổn định về quang, chống nắng phổ rộng, có độ che phủ rộng nhất với UVA và cả UVB so với tất cả các thành phần chống nắng hiện có trên thị trường.

– Chuyên gia da liễu Sejal Shah –

Kẽm vẫn được biết đến là thành phần quan trọng của kem chống nắng vật lý. Các loại kem chống nắng vật lý thường chứa kẽm oxit với tác dụng tạo lớp màng chống tia UV. Các kem chống nắng hóa học lại hoạt động theo cơ chế hấp thụ các tia cực tím và chuyển hóa nó thành nhiệt năng. Điều này có thể gây kích ứng với làn nhạy cảm. 

Những bạn có làn da mẫn cảm nên lựa chọn kem chống nắng vật lý thay vì hóa học. Điều đó đồng nghĩa với bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm với tác dụng của kẽm với da.

 

Hỗ trợ điều trị mụn

Tình trạng mụn là rối loạn phổ biến nhất trong nhóm tuổi vị thành niên (đến 90-95%). Để kiểm soát trình trạng này, Kẽm là một trong những hoạt chất được sử dụng. Nếu bạn muốn bổ sung kẽm vào chu trình trị mụn, bạn cần chọn cách thức phù hợp với nhu cầu của mình.

Lựa chọn giữa kẽm bôi và kẽm uống cho làn da mụn

Kẽm bổ sung qua chế độ ăn uống có thể hiệu quả hơn cho mụn trứng cá nặng. Nếu tình trạng mụn nhẹ hơn, bạn có thể chỉ cần dùng kẽm bôi là đủ. Mụn trứng cá nhẹ bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt, mụn mủ. 

Có thể mất đến ba tháng thì việc bôi thuốc mới phát huy tác dụng. Nếu bạn không nhận thấy sự khác biệt gì vào thời điểm này, hãy trao đổi với bác sĩ liệu kẽm có thực sự hiểu quả đối với cơ thể bạn. Họ có thể đề xuất thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc kẽm bổ sung.

Chống oxy hóa da

Về bản chất, kẽm không phải chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C hay vitamin E. Kẽm được biết đến là khoáng chất hoạt động như một chất chống oxy hóa. Kẽm làm giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại, bảo vệ và kích thích sản sinh các tế bào collagen dưỡng da.

Tái tạo tế bào da mới

Kẽm có tác dụng giảm viêm, làm dịu cảm giác mẩn đỏ, đau rát trên da. Đồng thời, kẽm cũng chữa lành vết thương trên da, kích thích sản sinh tế bào da mới. Nhờ tác dụng của kẽm với da, bạn sẽ không còn lo lắng làn da bị tổn thương sau mụn. Da hoàn toàn được nuôi dưỡng khỏe mạnh, ngăn ngừa để lại sẹo hay bất kỳ vấn đề nào trên da.

3. Bổ sung Kẽm Zinc

 

Bổ sung Kẽm qua đường uống

Mỗi ngày bạn chỉ nên bổ sung 40mg kẽm cho cơ thể để phát huy được tối đa tác dụng của kẽm với da. Bạn sẽ hấp thụ 20 – 30% hàm lượng kẽm thông qua việc ăn uống. 

Liều lượng được các bác sĩ khuyên dùng:

 

Trước khi xem xét một chế độ ăn uống bổ sung, hãy xác định xem chế độ ăn của bạn đã cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết hay chưa. Cơ thể có thể hấp thu kẽm hiệu quả hơn từ các loại thực phẩm so với từ thực phẩm bổ sung. Trong đó, các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như : đậu, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại hạt, hàu, gia cầm, thịt đỏ…

Dùng thuốc Kẽm bổ sung

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kẽm bổ sung chỉ khi bạn không nhận đủ dưỡng chất này từ chế độ ăn uống. 

Bạn chỉ nên uống kẽm hoặc các chất bổ sung khác dưới sự giám sát của bác sĩ. Bởi dùng thuốc kẽm bổ sung khi cơ thể bạn không thiếu kẽm sẽ không mang lại tác dụng, thậm chí nếu dư thừa kẽm có thể gây ra tác dụng phụ.

thực phẩm bổ sungThực phẩm bổ sung kẽm

Sản phẩm Kẽm bôi ngoài da

Nếu bạn bị mụn nhẹ và đã bổ sung đầy đủ kẽm từ chế độ ăn uống, bạn có thể xem xét sử dụng sản phẩm kẽm bôi ngoài da. 

serum dưỡng daSerum chứa Kẽm Zinc hiệu quả trong trị thâm, mụn

Ngoài ra, cũng có một lưu ý nhỏ là bạn có thể bổ sung kẽm cho da thông qua các sản phẩm dưỡng da. Các loại sữa rửa mặt, kem dưỡng da, serum, nước hoa hồng có chứa kẽm sẽ có lợi cho làn da bạn. Kết hợp bổ sung kẽm cả trong và ngoài cơ thể sẽ cho bạn hiệu quả chăm sóc da đẹp tuyệt đối.

Tuy nhiên tất cả các sản phẩm dùng cho da đều có tiềm năng gây ra tác dụng phụ, ngay cả khi bạn có làn da khỏe mạnh. Đừng quên dùng thử sản phẩm để kiểm tra kích ứng. Bạn luôn phải thử trước các sản phẩm xem có phù hợp với làn da của mình hay không. 

Thoa sản phẩm lên vùng da cẳng tay, che phủ, tránh tiếp xúc phần da có dùng sa sản phẩm với ánh nắng mặt trời khoảng 24 tiếng. Nếu không gặp triệu chứng gì khác thường, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm ở mặt.

 

4. Tác dụng phụ và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng Kẽm(ZinC)

 

Đối với đường uống hoặc ăn

Đối với thanh thiếu niên, lượng tiêu thụ tối đa là 34mg. Đối với người trưởng thành, con số này có thể nới rộng lên 40mg. Nếu như bạn ăn hoặc uống quá nhiều kẽm, bạn có thể gặp một số tình trạng: đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày. Quá nhiều kẽm thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol khỏe mạnh (chỉ số HDL).

Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung thuốc kẽm. Vì chất bổ sung kẽm có thể phản ứng với một số loại thuốc kê toa khác như thuốc kháng sinh và thuốc dùng cho bệnh tự miễn.

Chống chỉ định: Người suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.

Thận trọng lúc dùng: Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.

Tương tác thuốc: 

  • Nên dùng cách xa các thuốc có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tác thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
  • Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.

Đối với việc bôi ngoài da

Giống như bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào, kẽm bôi cũng có thể gây kích ứng. Dùng thử sản phẩm ở vùng da nhỏ trước khi bôi trên diện rộng hơn có thể giảm nguy cơ kích ứng do tác dụng phụ.

Thận trọng khi sử dụng Zinc

Nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm, bạn có nguy cơ cao bị kích ứng khi dùng những sản phẩm này. Dùng nhiều sản phẩm trị mụn cùng một lúc cũng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng khi sử dụng kẽm bôi. 

Thông điệp cho bạn

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cho bên trong và ngoài cơ thể. Dưỡng chất này còn có thể giúp duy trì sức khỏe làn da bạn. Do tác dụng chống viêm, kẽm có lợi cho việc trị viêm mụn và sẹo trên da. Nếu chưa hiểu rõ về làn da của mình, bạn đừng quên trao đổi với bác sĩ da liễu để xác định trình trạng thiếu – thừa kẽm của cơ thể và chọn lựa hình thức bổ sung hay cắt giảm an toàn, phù hợp nhất.

Leave a Reply